Tên miền là gì?

Thời đại 4.0 hiện nay, khi công nghệ thông tin bùng nổ mạnh mẽ và len lỏi tới mọi ngóc ngách của cuộc sống, chắc hẳn bạn đã từng nghe tới từ “tên miền” rồi đúng không? Vậy có khi nào bạn thắc mắc “tên miền là gì?” hay chưa, liệu bạn đã hiểu đúng về tên miền? Hôm nay mèo sẽ chia sẻ với mọi người về khái niệm này nhé.

Tên Miền Là Gì

Khái niệm tên miền là gì?

Tên miền được hiểu đơn giản là địa chỉ cho website, là thứ mọi người gõ vào thanh địa chỉ của trình duyệt để đi tới website. Hãy tưởng tượng website của bạn là một tòa nhà, còn tên miền của bạn giống như địa chỉ của tòa nhà đó. Khi bạn muốn mọi người biết và đến thăm ngôi nhà của mình thì người ta cần biết địa chỉ nhà của bạn.

Bạn muốn xây dựng một website thì nhất định phải có tên miền. Nếu không có tên miền, nếu khách muốn ghé thăm website của bạn thì họ sẽ phải nhập địa chỉ IP của máy chủ, là một dãy số rất khó nhớ (ví dụ 100.80.90.70) nên mọi người sẽ không thể nhớ được.

Các thành phần của tên miền

Nếu hiểu một cách đơn giản, thì tên miền gồm có 2 phần chính. Đó là phần “tên” và phần “miền” – hay còn gọi là phần mở rộng.  Ví dụ như trong tên miền meoxam.com thì “meoxam” là phần tên còn”.com” là phần miền đó các bạn. Tuy nhiên ở trong một tên miền có thể có nhiều thành phần hơn, cụ thể như sau:


Tên miền phụ (hay Subdomain)

Là phần nằm phía trước tên miền chính, để dẫn tới một website phụ tách ra từ website chính. Nó tách biệt hoàn toàn như một website khác hoạt động độc lập mà không cần mất phí đăng ký tên miền mới hay gặp các rắc rối như việc xử lý chuyển hướng tên miền.

Một số ví dụ về tên miền có bao gồm tên miền phụ (subdomain) thường gặp nhất đó là: mail.google.com, support.google.com, business.facebook.com,… thì trong đó “mail”, “support” và “business” chính là tên miền phụ.

Tên miền cấp cao nhất (Top Level Domain), tên miền cấp thứ 2 (Second-Level Domain)

Tên miền cấp cao nhất (Top Level Domain) là phần mở rộng sau cùng của tên miền, hay chính là phần nằm sau dấu chấm cuối cùng của tên miền. Ví dụ như trong các tên miền “meoxam.com”, “vnexpress.net”, “agribank.com.vn” thì các phần “.com”,”.net” và “.vn” chính là tên miền cấp cao nhất.

Tên miền cấp thứ 2 (Second-level Domain) là phần nằm ngay bên trái tên miền cấp cao nhất, phía trước dấu chấm cuối cùng trong tên miền. Như ở ví dụ “agribank.com.vn” bên trên thì phần “.com” chính là tên miền cấp thứ 2.

Dưới đây là một ví dụ về tên miền có đầy đủ các thành phần. Bạn tham khảo để hiểu rõ hơn nha:

Cac Thanh Phan Ten Mien

Cách hoạt động của tên miền

Để hiểu cách hoạt động của tên miền, trước tiên bạn cần hiểu DNS là gì?

DNS (Domain Name System) là một hệ thống phân giải domain, cho phép thiết lập liên kết giữa tên miền và địa chỉ IP của máy chủ, giúp người truy cập chỉ cần nhớ được Domain name mà không cần phải quan tâm tới dãy số địa chỉ IP. Nó giống như việc bạn lưu danh bạ điện thoại của mình vậy, sẽ rất khó khăn nếu nhớ hết số của từng người thay vào đó bạn chỉ việc tìm họ thông qua tên riêng mà bạn đã đặt trong danh bạ trước đó.

Khi bạn nhập một tên miền vào trình duyệt web, đầu tiên máy tính của bạn sẽ gửi yêu cầu truy cập đến hệ thống phân giải tên miền (DNS), sau đó hệ thống này sẽ dịch tên miền này thành một địa chỉ IP, chính là địa chỉ IP của máy chủ website mà bạn cần truy cập , rồi sau đó chuyển tiếp yêu cầu truy cập của bạn tới địa chỉ IP đó. Từ đó bạn sẽ tới đươc website mà mình đã nhập tên miền.

Như vậy là mèo đã chia sẻ với các bạn những điều cơ bản về tên miền rồi đó, bạn đã hiểu rõ hơn chưa nào? Bạn hoàn toàn có thể đăng ký một tên miền miễn phí để học tập, thử nghiệm hoặc mua một tên miền để sử dụng cho mình. Nếu bạn quan tâm thì hãy tham khảo những bài viết hướng dẫn cụ thể dưới đây của mèo nha.

 
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận